top of page

VnTPA hỗ trợ hợp tác với các tập đoàn Nhật Bản phát triển dự án TOD

Chương trình triển khai tại Tp.HCM. TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng, tạo điều kiện cho việc gia tăng mật độ dân cư, phù hợp với những TP lớn.

(Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thăm khu tái quy hoạch Shibuya, thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/9/2023. Ảnh: UBND Tp.HCM)


Khu tái quy hoạch Shibuya - được xem là mô hình mẫu trong phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), là một trong 23 khu đặc biệt của thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Địa danh Shibuya thường được biết đến qua khu thương mại sầm uất chung quanh nhà ga Shibuya. Đây là một điểm giao thông tấp nập bậc nhất ở thủ đô Tokyo. Đoàn đại biểu TPHCM đã tham quan, tìm hiểu cách thức quy hoạch, tổ chức các hệ thống TOD xung quanh nhà ga.



Ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết TP cũng đã chủ động đề xuất mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng TOD mấy năm qua.


Trong quá trình triển khai dự án metro số 1 và vành đai 3, các sở ngành cũng đã rà soát các khu đất quanh nhà ga, vùng phụ cận.


"Đến nay, nghị quyết đã mở ra cơ chế cho TP triển khai dọc tuyến vành đai 3 và các tuyến đường sắt đô thị. Để thực hiện các dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất, phát triển đô thị, Sở Giao thông vận tải TP đã đề xuất trình tự thực hiện theo 7 bước", ông Lâm nói.


Theo ông Lâm, thời gian thực hiện nghị quyết 98 chỉ trong 5 năm, vì vậy TP sẽ triển khai theo hai giai đoạn.


Giai đoạn 1 sẽ triển khai ở tuyến metro số 1 và các nút giao vành đai 3 TP.HCM. Hiện các nhà ga, nút giao hai dự án này đã được xác định và có cơ sở pháp lý rõ ràng. Do đó, TP có thể triển khai thực hiện ngay một số dự án thí điểm.


TP đang xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến năm 2035 theo nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Do đó, để triển khai giai đoạn 2 mô hình TOD cần lập đề án để cụ thể lộ trình phát triển TOD gắn với đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai, đảm bảo việc triển khai đồng bộ.


Ở giai đoạn 2, TP sẽ tham khảo cách làm, tư duy triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới thông qua đội ngũ chuyên gia, tư vấn nước ngoài.


Một dự án theo mô hình TOD được triển khai ở các thành phố lớn của Trung Quốc.

Phát triển đô thị theo mô hình TOD là lĩnh vực được chính phủ Nhật Bản quan tâm đẩy mạnh tại Việt Nam và sẽ phối hợp triển khai 1 dự án tại TP.HCM.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chấp thuận chủ trương thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong lĩnh vực phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) thời gian tới. Chủ tịch Phan Văn Mãi giao Sở QH-KT, Sở KH-ĐT phối hợp Sở Ngoại vụ và các sở ngành thảo luận với JICA thúc đẩy hợp tác trong việc xây dựng các quy trình liên quan đến TOD. TP.HCM đề nghị JICA hợp tác thí điểm triển khai một dự án TOD cụ thể trên địa bàn. Sau khi TP.HCM và JICA thống nhất dự án cụ thể, Sở Ngoại vụ chủ trì tham mưu UBND TP.HCM thành lập nhóm công tác chung giữa 2 bên để triển khai dự án.

(TP.HCM và JICA hợp tác thúc đẩy 1 dự án phát triển đô thị dọc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: SỸ ĐÔNG)


Hồi giữa tháng 8.2023, các sở ngành TP.HCM làm việc với bà Yoko Takebayashi, Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, phía JICA đề nghị thành lập nhóm công tác chung để thảo luận, nghiên cứu về khả năng hợp tác đầu tư giữa 2 bên trong triển khai dự án TOD áp dụng cơ chế từ Nghị quyết 98.


Phía JICA cho biết TOD là lĩnh vực đang được chính phủ Nhật Bản quan tâm đẩy mạnh tại Việt Nam. Do đó việc thành lập nhóm công tác chung là hết sức cần thiết để 2 bên cùng thảo luận cách thức tăng cường hợp tác hiệu quả và thực chất trong các dự án TOD dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Bên cạnh vốn đầu tư công, nhóm công tác chung cũng sẽ thảo luận thêm về cách thức huy động vốn đầu tư tư nhân cho các dự án TOD.


Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã gửi thư tới Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam trao đổi về ý tưởng xây dựng phương thức hợp tác mới nhằm huy động thêm nguồn lực phát triển quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, quy hoạch phát triển giao thông công cộng, không gian ngầm đô thị và hạ tầng.

Nghị quyết 98 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho phép thành phố triển khai TOD dọc theo các dự án giao thông. Với cách thức này, TP.HCM bồi thường, thu hồi đất, điều chỉnh quy hoạch và tổ chức đấu giá hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để phát triển đô thị.


Qua rà soát quỹ đất dọc tuyến metro số 1, metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), các tuyến đường vành đai và cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM xác định có khoảng 10.000 ha có thể khai thác theo mô hình TOD.


Các thành viên sáng lập và điều hành VnTPA có lịch sự hơn 30 năm trong việc hỗ trợ kết nối các nhà đầu tư Nhật Bản (NB) với Việt Nam (VN), bao gồm những tập đoàn lớn hàng đầu của NB như Mitsubishi, Sumitomo, Haseko, Taisei, Obayashi, cùng các quỹ đầu tư lớn.


Việc triển khai cụ thể các dự án TOD cuối cùng sẽ chủ yếu do các doanh nghiệp VN & NB thực hiện. VnTPA đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp VN để gắn kết với các tổ chức, tập đoàn NB nhằm thu hút vốn, kinh nghiệm, công nghệ trong việc phát triển các dự án TOD tại Tp.HCM và sau đó là các thành phố lớn khác tại VN.


Các doanh nghiệp VN có năng lực và dự án phù hợp, vui lòng liên hệ đại diện, chúng tôi sẽ giúp kết nối trực tiếp đến các tập đoàn NB tương xứng đã đầu tư và đang muốn tiếp tục đầu tư tại VN:


Ban Văn Phòng VnTPA


Các hình ảnh xúc tiến của chúng tôi đã giúp cho hàng trăm liên doanh thành công giữa các doanh nghiệp VN và NB:



Σχόλια


bottom of page