top of page
  • David

Trung Quốc: 50 triệu căn hộ bỏ trống

Quả bom 'hạt nhân' nổ chậm!

(ảnh: SCMP)


South China Morning Post (SCMP - https://www.scmp.com/business/china-business/article/3188781/fifty-million-empty-flats-threaten-plunge-chinas-troubled) vừa cung cấp số liệu: Trung Quốc (TQ) đang ôm một “quả bom nổ chậm” với 50 triệu căn hộ không có người ở. Tỷ lệ bỏ trống bình quân tại thị trường bất động sản Trung Quốc là 12,1%.


Theo Capital Economics, con số nhà trống của TQ còn cao hơn thế. Trong năm 2021, hãng này ước tính TQ đại lục có khoảng 30 triệu căn hộ chưa bán được và khoảng 100 triệu căn hộ khác có thể đã được mua nhưng chưa có người ở.


Theo S&P Global Ratings, doanh thu bất động sản (bđs) tại TQ có thể giảm 1/3 trong 2022 và giá nhà bình quân có thể giảm sâu.


(bảo vệ dàn hàng ngăn người dân tới đòi nợ vào năm 2021 tại Trụ sở Tập đoàn Evergrande ở Thẩm Quyến, TQ. Ảnh: CNN)


Khoảng 21 tập đoàn bất động sản lớn nhất TQ đã vỡ nợ, trong đó nổi tiếng nhất là Evergrande.

Chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống Covid-19 của Chính phủ TQ cùng thương chiến với Mỹ và các nước phương Tây làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế của TQ.


Việt Nam (VN) có nền kinh tế với cơ chế vận hành gần giống với TQ, tình hình cũng rất đáng lo ngại. Ảnh hưởng của dịch Covid-19, đứt gẫy chuỗi cung ứng, lạm phát đã bào mòn thu nhập của người dân và các doanh nghiệp. Đặc biệt, có nhiều dấu hiệu cho thấy thu nhập của giới trung lưu tại VN sụt giảm rất nặng - đây là lực lượng chủ lực tác động lên sức mua của ngành bđs và mọi ngành nghề khác của nền kinh tế, trong đó ngành kinh tế du lịch bao gồm cả bđsdl bị tác động kép cả từ sụt giảm trong nước và quốc tế.


Do đặc thù văn hóa kinh doanh hoặc tâm lý tại (VN), nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn rất nặng nhưng trên mặt trận truyền thông lại không thể hiện ra. Số liệu thống kê chính thức, khách quan, đầy đủ lại rất thiếu. Điều này, như con bệnh giấu bệnh, sẽ làm cho bức tranh mờ ảo hơn và việc phục hồi khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ như các khủng hoảng từ năm 2008 tới nay vẫn chưa xử lý trọn vẹn có thể do cái văn hóa kinh doanh này.


Các doanh nghiệp bđs VN đang gánh chịu các áp lực khủng khiếp sau:

  • Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nặng.

  • Lãi suất.

  • Thủ tục pháp lý nhiêu khê.

  • Gánh nặng chi phí.

  • Vay thêm không được.

  • Âm dòng tiền.


Nhiều doanh nghiệp bđs VN hiện nay để đối phó với tình hình sụt giảm và âm dòng tiền, đã phải làm thêm rất nhiều ngành nghề trái tay, như mở nhà hàng, quán cà phê, chuỗi bán lẻ, làm nông nghiệp, tìm kiếm các dự án ở các tỉnh xa xôi để 'tái cơ cấu', .v.v...


Các dự báo sắp tới cũng không có gì sáng sủa. Cộng đồng BĐSDL VN cầu mong một phép màu để thây đổi tình hình và mong muốn các doanh nghiệp cần thận trọng trong các bước đi tiếp theo.


Khảo sát các báo cáo số liệu toàn cầu từ Bắc Mỹ, Châu Âu, NB, TQ, ..... nhiều chuyên gia dự báo ngành bđs đang bước vào chu kỳ suy thoái và sẽ có khủng hoảng lớn, đặc biệt là nhà ở.


----------






Comments


bottom of page