top of page
saokhuecorporation

Tồn kho bất động sản

Updated: Nov 21, 2022

Hết Quý 2/2022, tổng giá trị tồn kho của 10 doanh nghiệp lên tới 282.424 tỷ đồng, tương ứng hơn 12 tỷ USD.

Theo thống kê, dựa trên công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản niêm yết hầu hết đều tăng trong quý II. Sau nửa năm, 10 đơn vị có hàng tồn kho lớn nhất tăng hơn 23%.


Trên bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp địa ốc, chỉ tiêu hàng tồn kho thường gồm các sản phẩm hoàn thiện như căn hộ, nhà ở và chi phí sản phẩm dở dang như quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng… của các dự án đang trong giai đoạn triển khai.


Doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dẫn đầu ngành địa ốc tính đến ngày 30/6 là Công ty cổ phần Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL), lên đến 125.506 tỷ đồng. Xếp sau là Vinhomes (mã: VHM) với 57.237 tỷ đồng hàng tồn kho. Vị trí thứ 3 thuộc về Becamex (mã: BCM) với 21.460 tỷ đồng.

Các vị trí tiếp theo có thể kể đến như Nam Long (mã: NLG) 16.026 tỷ đồng, Phát Đạt (mã: PDR) 13.106 tỷ đồng, Đất Xanh (mã: DXG) 12.622 tỷ đồng, Khang Điền (mã: KDH) 12.113 tỷ đồng, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) 11.698 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG) 7.286 tỷ đồng, DIC Corp (mã: DIG) 5.370 tỷ đồng…


Tổng giá trị hàng tồn kho của 10 doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn nhất lên tới 282.424 tỷ đồng, tương ứng hơn 12 tỷ USD.


Nếu so giá trị tại thời điểm kết thúc quý II với đầu năm, sẽ thấy nhóm các doanh nghiệp địa ốc hàng đầu có xu hướng chung là hàng tồn kho tăng. Hàng tồn kho của Đất Xanh tăng 12,3%, Novaland là gần 14%, DIC Corp tăng 39%, Khang Điền 56%... Đáng chú ý nhất là Vinhomes khi tăng gần gấp đôi so với đầu năm.



Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - nhận định sức mua yếu là nguyên nhân khiến hàng tồn kho tăng. Qua 2 năm dịch Covid-19, khách hàng ít rót tiền vào dự án mới, giá bất động sản lại tăng mạnh. Điều này khiến tỷ lệ bán ra thị trường ít, sức hấp thụ không cao.

Sức mua yếu là một trong những nguyên nhân khiến hàng tồn kho tăng (Ảnh minh họa: Hải Long).


Theo Dân Trí



Ban Văn Phòng VnTPA

Yorumlar


bottom of page